Chào mừng bạn đến với diễn đàn của a1k46bavi
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của a1k46bavi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» hoooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooot
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Thu Feb 02, 2012 2:41 pm by Admin

» hooooooooooooooooooooooooooooot
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Sun Dec 25, 2011 5:54 am by babydzin

» ĐỌC NHANH KẺO NGUỘI!!!!!!....*nóng bỏng tay nhé!*.....@,,,^
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Thu Dec 22, 2011 9:30 pm by swionds

» ĐỌC CHÚT NÀO!!!
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Thu Dec 22, 2011 8:58 pm by swionds

» Khiêu vũ(au ofline)
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Thu Dec 08, 2011 7:54 am by Admin

» Gửi người con gái tôi yêu...†
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Tue Dec 06, 2011 11:25 pm by babydzin

» sonic và cuộc chơi mạo hiểm
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Tue Dec 06, 2011 4:53 pm by Admin

» cùng thử tài bắn chim
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Tue Dec 06, 2011 4:49 pm by Admin

» chuyến đi Đầm Đa
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Fri Nov 18, 2011 12:41 am by babydzin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
music

 

 phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 66
Join date : 05/01/2011
Age : 30
Đến từ : kinh thành đậu phụ

phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Empty
Bài gửiTiêu đề: phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich)   phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich) Icon_minitime1Mon Jan 10, 2011 4:20 pm

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HỖN HỢP SẮT VÀ OXIT SẮT

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bài
tập hỗn hợp gồm sắt và oxit sắt là một trong những dạng bài tập mà học
sinh hay gặp trong các kỳ thi mà đặc biệt là thi Đại Học. Thông thường
những bài tập về sắt và các oxit thường khá phức tạp và xảy ra theo
nhiều phương trình phản ứng khác nhau. Để giúp học sinh giải quyết tốt
các bài toán về hỗn hợp sắt một cách nhanh chóng tôi thường giới thiệu
phương pháp vận dụng các định luật bảo toàn. Đó là nội dung mà bài viết
này tôi muốn đề cập.
B. NỘI DUNG
I. CÁC ĐỊNH LUẬT CẦN VẬN DỤNG
1. Định luật bảo toàn khối lượng:
Nội dung: Khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng các chất được tạo thành sau phản ứng.
Trong đó chúng ta cần vận dụng các hệ quả
Hệ
quả1: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, ms là khối
lượng các chất sau phản ứng. Dù phản ứng xảy ra với hiệu suất bất kỳ ta
đều có: mT = mS.
Hệ quả 2: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi
kim để tạo ra các hợp chất ta luôn có: Khối lượng chất = khối lượng
của cation+khối lượng anion. Khối lượng của cation hoặc anion ta coi như
bằng khối lượng của nguyên tử cấu tạo thành.
2. Định luật bảo toàn nguyên tố
Nội
dung định luật: Tổng khối lượng một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng
khối lượng của nguyên tố đó sau phản ứng. Nội dung định luật có thể hiểu
là tổng số mol của một nguyên tố được bảo toàn trong phản ứng.
3. Định luật bảo toàn electron
Trong phản ứng oxi hóa khử: Số mol electron mà chất khử cho đi bằng số mol electron mà chất oxi hóa nhận về.
Khi vận dụng định luật bảo toàn electron vào dạng toán này cần lưu ý:
-
Trong phản ứng hoặc một hệ phản ứng chỉ cần quan tâm đến trạng thái đầu
và trạng thái cuối mà không cần quan tâm đến trạng thái trung gian.
- Nếu có nhiều chất oxi hóa và chất khử thì số mol electron trao đổi là tổng số mol của tất cả chất nhường hoặc nhận electron.


II. TỔNG QUAN VỀ BÀI TẬP HỖN HỢP SẮT VÀ OXIT SẮT:

Bài
tập Fe và hỗn hợp oxit sắt thường có dạng cho khối lượng và cho phản
ứng với một chất oxi hóa như H2SO4 đặc nóng hoặc HNO3 hoặc thậm chí là
axit thường như HCl.
Giải quyết bài toán: Với giả thiết là cho m gam
hỗn hợp gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với HNO3 thu được
khí NO2 : Ta coi như trong hỗn hợp có x mol Fe, y mol O như vậy ta xét
trong phản ứng thì chỉ có chất nhường electron đó là Fe còn chất nhận
electron là O và chất oxi hóa HNO3 sản phẩm là V lít NO2 (đktc) và
Fe3+ ta sẽ có:
Theo định luật bảo toàn khối lượng: 56x + 16y = m (1)
Theo định luật bảo toàn electron
Chất khử Chất oxi hóa


Tổng electron nhường: 3x mol Tổng electron nhận: 2y +

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ
Việc giải hệ này khi một khi biết được 2 trong số 4 yếu tố sẽ giải quyết được yêu cầu của bài toán.

Sau đây tôi xin gửi đến một số dạng toán hóa mà chúng ta hay gặp.

III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Dạng hỗn hợp sắt và các oxit phản ứng với chất oxi hóa mạnh:
Đề bài:
Cho
11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung
dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan.

Tính m ?

Phân
tích đề: Ta coi như trong hỗn hợp X ban đầu gồm Fe và O. Như vậy xét
cả quá trình chất nhường e là Fe chất nhận e là O và . Nếu chúng ta
biết được số tổng số mol Fe trong X thì sẽ biết được số mol muối
Fe(NO3)3 trong dung dịch sau phản ứng. Do đó chúng ta sẽ giải bài toán
này như sau:
Giải: Số mol NO = 0,06 mol.
Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có: 56x + 16y = 11,36 (1).
Quá trình nhường và nhận e:
Chất khử Chất oxi hóa



Tổng electron nhường: 3x (mol) Tổng electron nhận: 2y + (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ
Giải hệ trên ta có x = 0,16 và y = 0,15
Như vậy mol vậy m = 38,72 gam.
Với
bài toán này ta cũng có thể quy về bài toán kinh điển: Đốt m gam sắt
sau phản ứng sinh ra 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 .
Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Chúng ta sẽ tính m rồi từ suy ra số mol Fe và từ đó tính số mol của sắt.
Phát triển bài toán:
Trường
hợp 1: Cho nhiều sản phẩm sản phẩm khử như NO2, NO¬ ta có vẫn đặt hệ
bình thường tuy nhiên chất nhận e bây giờ là HNO3 thì cho 2 sản phẩm.
Trường
hợp 2: Nếu đề ra yêu cầu tính thể tích hoặc khối lượng của HNO3 thì ta
tính số mol dựa vào bảo toàn nguyên tố N khi đó ta sẽ có:

2. Dạng đốt cháy Sắt trong không khí rồi cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa
Đề
bài 1: Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu
được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng
hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?
Phân tích đề: Sơ đồ phản ứng

Fe
phản ứng với Oxi cho 3 sản phẩm oxit và lượng sắt dư, sau đó hỗn hợp
oxit này phản ứng với H2SO4 đặc nóng đưa lên sắt +3. Trong quá trình Oxi
nhận e để đưa về O2- có trong oxit và H2SO4(+6) nhận e để đưa về SO2
(+4).
Như vậy: + Khối lượng oxit sẽ là tổng của khối lượng sắt và oxi.
+ Cả quá trình chất nhường e là Fe chất nhận là O và H2SO4.
Giải:Ta có , nFe = 0,225 mol
Gọi số mol oxi trong oxit là x ta có:
Chất khử Chất oxi hóa


Tổng electron nhường: 0,675 mol Tổng electron nhận: 2x + 0,375 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 0,675 = 2x + 0,375 x = 0,15
Mặt khác ta có: nên: m = 12,6 + 0,15x16 = 15 (gam).
ĐS: 15 gam.
Đề
Bài 2: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được
20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong
dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ
khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã dùng?
Phân tích đề: sơ đồ phản ứng

+ Hỗn hợp X gồm Fe và O trong oxit.
+ Xét cả quá trình ta thấy chỉ có Fe nhường e, Chất nhận e là Oxi và HNO3 .
+ HNO3 nhận e để cho NO và NO2.
+ Số mol HNO3 ban đầu bằng số mol HNO3 trong muối và chuyển về các khí.
Giải: Theo đề ra ta có:
Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có: 56x + 16y = 20 (1).
Quá trình nhường và nhận e:
Chất khử Chất oxi hóa



Tổng electron nhường: 3x mol Tổng electron nhận: 2y + 0,125+ 0,125x3 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + 0,5 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ
Giải hệ trên ta có x = 0,3 và y = 0,2
Như vậy nFe = 0,3 mol vậy m = 16,8 gam.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

nên mol.
Vậy

3. Dạng khử không hoàn toàn Fe2O3 sau cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa mạnh là HNO3 hoặc H2SO4 đặc nóng:
Đề
ra: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau
một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4
. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2
(sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m ?

Phân tích đề: Sơ đồ phản ứng


Trong
trường hợp này xét quá trình đầu và cuối ta thấy chất nhường e là CO,
chất nhận e là HNO3. Nhưng nếu biết tổng số mol Fe trong oxit ta sẽ biết
được số mol Fe2O3. Bởi vậy ta dùng chính dữ kiện bài toán hòa tan x
trong HNO3 đề tính tổng số mol Fe.
Giải: Theo đề ra ta có:
Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có: 56x + 16y = 10,44 (1).

Quá trình nhường và nhận e:
Chất khử Chất oxi hóa


Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + 0,195 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ
Giải hệ trên ta có x = 0,15 và y = 0,1275
Như vậy nFe = 0,15 mol nên m = 12 gam.
Nhận xét:
Dĩ nhiên trong bài toán trên ta cũng có thể giải theo cách tính số mol O bị CO lấy theo phương trình:

Sau đó dựa vào định luật bảo toàn khối lượng ta có: m = 10,44 + mO.
4. Dạng hỗn hợp oxit sắt phản ứng với axit thường: H+
Tổng quan về dạng này:
Đây
không phải là phản ứng oxi hóa khử mà chỉ là phản ứng trao đổi. Trong
phản ứng này ta coi đó là phản ứng của: và tạo ra các muối Fe2+ và
Fe3+ trong dung dịch. Như vậy nếu biết số mol H+ ta có thể biết được
khối lượng của oxi trong hỗn hợp oxit và từ đó có thể tính được tổng số
mol sắt trong hỗn hợp ban đầu.
Đề ra:
Cho 7,68 gam hỗn hợp gồm
FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 260 ml HCl 1M thu được dung dịch
X. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài
không khí đến khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi
được m(g) chất rắn. Tính m

Phân tích đề: Sơ đồ
+ Ta coi H+ của axit chỉ phản ứng với O2- của oxit
+ Toàn bộ Fe trong oxit chuyển về Fe2O3
+ Từ số mol H+ ta có thể tính được số mol O trong oxit từ đó có thể tính được lượng Fe có trong oxit.
+ Nung các kết tủa ngoài không khí đều thu được Fe2O3

Giải: Ta có
Theo phương trình: trong O2- là oxi trong hỗn hợp oxit
0,26 0,13
mà theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mO =7,68
Nên mFe = 7.68 – 0,13x16 =5,6(gam) nFe = 0,1 mol
Ta lại có 2Fe Fe2O3
0,1 0,05
Vậy m = 0,05x160 = 8 gam.
Nhận
xét: Ngoài cách giải trên ta cũng có thể quy hỗn hợp về chỉ còn FeO và
Fe2O3 vì Fe3O4 coi như là hỗn hợp của FeO.Fe2O3 với số mol như nhau.
5. Dạng sắt và hỗn hợp oxit sắt phản ứng với axit thường: H+
Tổng quan về dạng này:
Dạng
này cơ bản giống dạng thứ 4 tuy nhiên sản phẩm phản ứng ngoài H2O còn
có H2 do Fe phản ứng. Như vậy liên quan đến H+ sẽ có những phản ứng sau:



Như vậy chúng ta có thể dựa vào tổng số mol H+ và số mol H2 để tìm số mol của O2- từ đó tính được tổng số mol của Fe.
Đề ra:
Cho
20 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 700 ml
HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho X phản ứng
với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến
khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi được m(g) chất
rắn. Tính m

Phân tích đề: Sơ đồ
+ Ta coi H+ của axit vừa nhận electron để thành H2 và phản ứng với O2- của oxit
+ Toàn bộ Fe trong oxit cuối cùng chuyển về Fe2O3
+ Từ tổng số mol H+ và số mol H2 ta có thể tính được số mol O trong oxit từ đó tính được lượng Fe có trong oxit.
Giải: Ta có
Ta có phương trình phản ứng theo H+.

Từ
(1) ta có (vì số mol H2=0,15mol) như vậy số mol H+ phản ứng theo phản
ứng (2) là 0,4 mol( tổng 0,7 mol). Vậy số mol O2- là: 0,2 mol.
mà theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mO =7,68
Nên mFe = 20 – 0,2x16 =16,8 (gam) nFe = 0,3 mol
Ta lại có 2Fe Fe2O3
0,3 0,15
Vậy m = 0,15x160 = 24 gam.
6. Dạng chuyển đổi hỗn hợp tương đương:
Tổng quan:
Trong
số oxit sắt thì ta coi Fe3O4 là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 có số mol bằng
nhau. Như vậy có thể có hai dạng chuyển đổi. Khi đề ra cho số mol FeO
và Fe2O3 có số mol bằng nhau thì ta coi như trong hỗn hợp chỉ là Fe3O4.
còn nếu không có dữ kiện đó thì ta coi hỗn hợp là FeO và Fe2O3. Như vậy
hỗn hợp từ 3 chất ta có thể chuyển thành hỗn hợp 2 chất hoặc 1 chất
tương đương.
Bài 1: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol
FeO bằng số mol Fe2O3). Hòa tan 4,64 gam trong dung dịch H2SO4 loãng
dư được 200 ml dung dịch X . Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần
thiết để chuẩn độ hết 100 ml dung dịch X?
Phân tích đề:
Theo để ra
số mol FeO bằng số mol của Fe2O3 nên ta coi như hỗn hợp chỉ có Fe3O4.
Sau khi phản ứng với H2SO4 sẽ thu được 2 muối là FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Dung dịch KMnO4 tác dụng với FeSO4 trong H2SO4 dư. Như vậy từ số số mol
của Fe3O4 ta có thể tính được số mol của FeSO4 từ đó tính số mol KMnO4
theo phương trình phản ứng hoặc phương pháp bảo toàn electron.
Giải: Vì số mol của FeO bằng số mol của Fe2O3 nên ta coi hỗn hợp
Ta có
Ptpư: Fe3O4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
0,02 0,02
Trong 100 ml X sẽ có 0,01 mol FeSO4 nên:
10FeSO4 + 2KMnO4 +8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + K2SO4+2MnSO4+8H2O
0,01 0,002
Như vậy ta có hay 20 ml.
Bài
tập 2: Cho m gam hỗn hợp oxit sắt gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tan vừa hết
trong dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu
được 70,4 gam muối, mặt khác cho Clo dư đi qua X rồi cô cạn thì thu
được 77,5 gam muối.
Tính m?
Phân tích đề:
Cho oxit tác dụng
với H2SO4 ta sẽ thu được 2 muối FeSO4 và Fe2(SO4)3. Do đó ta có thể coi
hỗn hợp ban đầu chỉ gồm hai oxit FeO và Fe2O3. Ta thấy khối lượng muối
tăng lên đó là do phản ứng:
2Fe2+ + Cl2 2Fe3+ + 2Cl-
Như
vậy khối lượng tăng lên đó là khối lượng của Clo. Vậy từ khối lượng của
Clo ta có thể tính ra số mol của Fe2+ từ đó tính được số mol FeO, mặt
khác ta có tổng khối lượng muối FeSO4 và Fe2(SO4)3 mà biết được FeSO4
vậy từ đây ta tính được Fe2(SO4)3 và như vậy biết được số mol của Fe2O3.

Giải:
Coi hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 ta có phương trình phản ứng:
FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
Khối lượng tăng lên đó chính là khối lượng của Cl- có trong muối theo phương trình:
2Fe2+ + Cl2 2Fe3+ + 2Cl-
Vậy Như vậy số
Mà vậy
Nên
Do đó Vậy m = 30,4 gam

IV. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài
1: Để m g sắt ngoài không khí một thời gian được hỗn hợp rắn gồm Fe,
FeO, Fe2O3, và Fe3O4 có tổng khối lượng là 30g. Cho hh này tan trong
HNO3 dư được 5.6 lít NO duy nhất (đktc). Tính m?
Bài 2 Hỗn hợp X gồm
Fe, FeO, Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sử dụng mg hh X đun
nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64g chất rắn và 11.2 lít khí
B(đktc)có tỉ khối so với H2 là 20.4. Tính m ?
Bài 3 Để khử hoàn
toàn 3,04 gam hỗn hợp Y (gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3) thí cần 0,05 mol H2. Mặt
khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc thì
thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) . Tính thể tích SO2 (đktc)?
Bài
4 Đốt cháy m gam sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 5,04
gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hỗn hợp X trong HNO3
loãng dư thu được 0,784 lít khí(đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2
là 19. Tính m?
Bài 5 Đốt cháy 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau
một thời gian thu được hỗn hợp X gồm sắt và các oxit. Cho hòa tan hết X
trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khử
duy nhât ở đktc)
1. Tính m
2. Nếu thay H2SO4 bằng HNO3 đặc nóng thì thể tích NO2 (đktc) sẽ là bao nhiêu?
Bài
6 Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau
một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 44,64 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4,
Fe2O3. Hòa tan X bằng HNO3 loãng dư thu được 3,136 lít khí NO (đktc).
Tính m?
Bài 7 Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 18,08 gam Fe2O3
nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 13,92 gam gồm Fe,
FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan X bằng HNO3 đặc nóng thu được V lít khí NO2
(đktc). Tính V?

C. KẾT LUẬN


Trong khi giảng dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi và ôn thi đại học tôi đã có rất nhiều trăn trở khi
dạy phần hỗn hợp sắt và hợp chất của sắt. Tôi nhận thấy kể cả đề thi học
sinh giỏi và đề thi đại học số lượng câu hỏi về sắt và hợp chất sắt
luôn chiếm một tỉ lệ nhất định và đặc biệt là những bài toán kinh điển.
Trên thực tế như vậy tôi đã mạnh dạn đưa các phương pháp giải bài tập
này vào và qua giảng dạy tôi thấy học sinh nắm vấn đề tương đối nhẹ
nhàng và có hiệu quả rõ rệt nhất là định hướng và thời gian giải bài
tập. Đó cũng là động lực để tôi hoàn thành đề tài này, rât mong nhận
được sự quan tâm góp ý của các bạn đồng nghiệp./.
Về Đầu Trang Go down
https://a1k46bavi.forumvi.com
 
phương pháp giải hỗn hợp oxit sắt(phich)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phương pháp học hoá
» Phương pháp học lý
» Phương pháp học sinh ngữ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: a1k46bavi :: học tập :: hóa-
Chuyển đến